Thứ Ba, 21/01/2025

Đón tiếp phái đoàn từ liên hiệp các trường đại học thuộc dự án MINERAL – ERASMUS + Đoàn công tác của Học viện Khoa học và Công nghệ thăm và làm việc tại Đại học Osaka, Nhật bản Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Quang tử hai chiều - Bilateral photonics” tại Học viện KH&CN Ký Thỏa thuận hợp tác về Đào tạo tiến sĩ và Nghiên cứu khoa học giữa Học viện KH&CN với Trường Đại học PHENIKAA Lễ ký hợp đồng các đề tài Sau tiến Sĩ (Postdoc) năm 2019 Lễ trao bằng Thạc sĩ Đợt 1 năm 2020 Lễ trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2019 Ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Học Viện Khoa học và Công nghệ và Samsung Display Vietnam Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Ký Thỏa thuận hợp tác về Đào tạo Tiến sĩ và Nghiên cứu khoa học giữa Học Viện KHCN và Trường Đại học Duy Tân Lễ Trao bằng Tiến sĩ 2020 Đoàn công tác Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thăm và làm việc tại Đại học Quốc gia Lào
Thứ Hai, 15:56 28/08/2017

Nghiên cứu, phát triển ứng dụng AR-LBS trên nền tảng điện toán đám mây ứng dụng trong giao thông, du lịch

Mã đề tài: VAST01.04-14-15, Tên chủ nhiệm: TS. Nguyễn Tiến Phương, Xếp loại: Khá, Thời gian thực hiện: 2014-2016

Mục tiêu đề tài:

Phát triển ứng dụng AR-LBS trên nền tảng điện toán đám mây, ứng dụng trong giao thông, du lịch. Ứng dụng này sẽ cung cấp cho người dùng những tiện ích mới khi sử dụng các thiết bị thông minh. Với AR-LBS cài đặt sẵn trên điện thoại hay máy tính bảng, khi tham gia giao thông hoặc đi du lịch trong thành phố, người dùng có thể sử dụng camera kết hợp hệ thống định vị vệ tinh của thiết bị chiếu về hướng mình muốn, họ sẽ được cung cấp rất nhiều thông tin liên quan qua điện toán đám mây về các đối tượng, địa điểm xung quanh.

Kết quả đạt được:

- Về khoa học:

a) Nghiên cứu tổng quan về công nghệ thực tại tăng cường, mô hình công nghệ, phương pháp tích hợp thực tại tăng cường, điện toán đám mây vào dịch vụ LBS Đã nghiên cứu tổng quan về công nghệ thực tại tăng cường, các ứng dụng trong thực tiễn, các phương pháp, công cụ và thư viện phát triển… để làm tiền đề phát triển phần mềm AR-LBS ứng dụng trong giao thông, du lịch. Cụ thể các nội dung nghiên cứu bao gồm:

Tổng quan về công nghệ thực tại tăng cường

Thiết bị phần cứng hỗ trợ

Phần mềm, công cụ, thư viện và các thuật toán liên quan

Ứng dụng thực tiễn và tương lai phát triển của thực tại tăng cường

Đồng thời đã nghiên cứu mô hình công nghệ, phương pháp tích hợp thực tại tăng cường, điện toán đám mây vào dịch vụ LBS:

Các công nghệ và công cụ phần mềm cần thiết cho việc tích hợp

Phương pháp và mô hình tích hợp

b) Phát triển ứng dụng AR-LBS trên nền tảng điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ LBS đã bổ sung thông tin thực tại tăng cường cho người dùng

Trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu của nội dung a) trên đây, mô hình hệ thống của ứng dụng AR-LBS đã được thiết kế và cài đặt trên nền tảng điện toán đám mây. Cụ thể các vấn đề đã tiến hành nghiên cứu bao gồm:

- Phân tích, thiết kế hệ thống phần mềm theo mô hình trên cơ sở công nghệ đã lựa chọn

• Phân tích các yêu cầu hệ thống

• Thiết kế hệ thống

- Lập trình mô đun phần mềm hệ thống trên đám mây cho phép quản lý dữ liệu thực tại tăng cường, tích hợp với hệ thống bản đồ, tiếp nhận các truy vấn dữ liệu và phản hồi kết quả lên thiết bị của người dùng

• Thiết kế cơ sở dữ liệu AR

• Thiết kế và cài đặt dữ liệu bản đồ

• Lập trình mô đun quản trị hệ thống

• Lập trình mô đun quản lý dữ liệu AR

• Lập trình mô đun tiếp nhận các truy vấn dữ liệu và phản hồi kết quả lên thiết bị của người dùng

• Lập trình mô đun tìm kiếm thông tin Lập trình mô đun phần mềm trên thiết bị di động cho phép hiển thị bản đồ, truy xuất GPS, camera... gửi truy vấn dữ liệu thực tại tăng cường và hiển thị kết quả lên màn hình thiết bị

• Lập trình mô đun hiển thị bản đồ

• Lập trình mô đun truy xuất các cảm biến hỗ trợ (GPS, camera, compass, accelerometer…)

• Lập trình mô đun gửi truy vấn dữ liệu thực tại tăng cường

• Lập trình mô đun hiển thị dữ liệu thực tại tăng cường lên màn hình camera của thiết bị

• Kết nối mô đun phần mềm trên thiết bị di động với đám mây

- Tích hợp và kiểm thử hệ thống phần mềm

- Về ứng dụng: đã tiến hành thử nghiệm trong phạm vi khuôn viên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Công nghệ thông tin, có mở rộng ra phạm vi khu vực TP. Hà Nội

Sản phẩm đề tài:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê):

+ 01 bài báo tại kỷ yếu hội thảo Quốc gia lần thứ 17: Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và truyền thông, “Nghiên cứu thử nghiệm bản đồ giả 3 chiều và tích hợp vào ứng dụng thực tại tăng cường”, 2014 tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, tr.207-212, ISBN.

+ 01 bài báo đã đăng ở tạp chí Tin học và Điều khiển học: Journal of Computer Science and Cybernetics, “DO-TPR*-tree: A density optimal method for TPR*-tree”, V.31, N.1, 2015, ISSN: 1813-9663

+ 01 bài báo tại kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ 9: The 9th International Conference on Frontiers of Information Technology, Applications and Tools (FITAT), “An Augmented Reality integrated pseudo-3D map and optical tracking application”, 2016 tại Chu Hải, Trung Quốc, ISSN: 2288-9973

- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê)

- Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):

+ Hệ thống phần mềm tương tác thực ảo AReality 1.1 ứng dụng trong giao thông, du lịch bao gồm:

- Mô đun hệ thống cài đặt trên đám mây Google tại địa chỉ: http://ar-lbs-client.appspot.com.

- Mô đun phần mềm cho người sử dụng hệ điều hành Android, đã đăng ký phát hành trên Play Store và được Google phê duyệt từ ngày 10/05/2016 tại địa chỉ: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.gis.arlbs.

- Các sản phẩm khác (nếu có): + Đào tạo: 01 thạc sỹ đã bảo vệ thành công

Địa chỉ ứng dụng: