Lượt truy cập 5.852.202
Hiện đại hóa chương trình đào tạo ngành Địa chất tại các trường đại học của Nga và Việt Nam
Cuối năm 2016, Học viện Khoa học và Công nghệ tham gia dự án Hiện đại hóa chương trình đào tạo ngành Địa chất tại các trường đại học của Nga và Việt Nam, được tài trợ bởi Quỹ Châu Âu Erasmus với tổng kinh phí là hơn 800,000 Euro. Dự án được chủ trì bởi trường đại học kỹ thuật Bergakademie Freiberg, Đức (TUBAF). Tham gia dự án còn có 8 trường đại học khác, trong đó có 2 trường đại học của Việt Nam là Học viện Khoa học và Công nghệ, và trường Đại học Mỏ-Địa chất.
Dự án được để xuất dựa trên việc phân tích nhu cầu của các trường Đại học đối tác, tập trung vào việc hiện đại hóa chương trình đào tạo trong lĩnh vực địa chất theo chiến lược Lisboan và Bologna giữa các trường đại học của Nga và Việt Nam. Mục tiêu của dự án là nhằm thúc đẩy hiện đại hóa và quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại học ở Nga và Việt Nam, đồng thời tạo ra một chương trình giáo dục quốc tế, bồi dưỡng hội nhập khu vực và hợp tác liên vùng để cung cấp các cơ hội tốt hơn để trao đổi giáo dục trong tương lai. Ngoài ra, dự án cũng góp phần vào việc kết nối và hợp tác giáo dục đại học giữa các đối tác thuộc và không thuộc ngành giáo dục của Nga và Việt Nam.
Đầu năm 2017, đại diện Học viện đã tham gia “Cuộc họp chính thức khởi động dự án hợp tác để đổi mới và thực hiện tốt việc xây dựng nguồn lực cho đào tạo sau đại học”, được tổ chức tại Freiberg, Đức.
Một số hình ảnh của đoàn Học viện trong cuộc họp:
Trong năm 2018, Học viện sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án, đặc biệt là tổ chức “Trường học mùa đông” cho đối tượng là các nhà Địa chất trẻ. Đây là chương trình học trực tuyến được giảng dạy bằng tiếng anh bởi các giảng viên của các trường đại học thành viên thuộc khối Châu Âu. Đây sẽ là cơ hội tốt để các giảng viên trẻ của Học viện học tập, cập nhật những kiến thức mới nhất cũng như tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao năng lực chuyên môn.
Trong năm đầu tiên của dự án, Học viện sẽ tham gia xây dựng khung chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Địa chất dựa trên những phân tích từ chương trình đào tạo thạc sỹ của các trường Đại học Châu Âu. Hoạt động chính của năm thứ 2 và thứ 3 là tổ chức trường học trực tuyến dành cho các nhà địa chất trẻ tại các trường thành viên của dự án. Học viên tham gia chương trình này tại Học viện sẽ có cơ hội được học tập trực tuyến với các giảng viên đến từ các trường đại học thành viên thuộc Nga. Và ngược lại, giảng viên của Học viên cũng sẽ tham gia thiết kế bài giảng cho trường học trực tuyến tổ chức tại Nga.
Để tìm hiểu thêm thông tin về dự án và quỹ ERASMUS, liên hệ Ms. Hằng, Chuyên viên phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế: Email: pthang@gust-edu.vast.vn.
- Đăng ký tham gia khóa học Winter school “Nhà nghiên cứu địa chất trẻ” 2019 (12/02/19)
- Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Khoa học và Công nghệ và Đại học Mc Master, Canada. (20/12/17)
- ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CỦA AMAZON (AMAZON AWS EDUCATE)-ĐỢT 1 (18/12/17)
- ĐÓN TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN ĐẠI DIỆN VIỆN NGHIÊN CỨU NGUYÊN TỬ DUBNA (NGA) (17/12/17)
- Đăng ký tham gia khóa học trực tuyến ’Winter school’ được giảng dạy bởi giảng viên các trường đại học Việt Nam và Châu Âu (14/12/17)
- THÚC ĐẨY HỢP TÁC THƯƠNG MẠI HÓA CÔNG NGHỆ GIỮA CÁC NỀN KINH TẾ LÀ THÀNH VIÊN APEC (16/11/17)
- The UTS Centre for Autonomous Systems (CAS) Recruitment (19/08/17)
- Thông báo Chương trình học bổng Chính phủ Australia (19/08/17)
- Thông báo Dự án Swap and Transfer (19/08/17)
- Hội nghị quốc tế IWNN-APCBM 2015 về Công nghệ Nano, Hóa học, Sinh học và Công nghệ vi lưu (19/08/17)
- Dự án Hiện đại hóa chương trình đào tạo ngành Địa chất tại các trường đại học của Nga và Việt Nam (01/03/17)