Thứ Năm, 21/11/2024

Đón tiếp phái đoàn từ liên hiệp các trường đại học thuộc dự án MINERAL – ERASMUS + Đoàn công tác của Học viện Khoa học và Công nghệ thăm và làm việc tại Đại học Osaka, Nhật bản Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Quang tử hai chiều - Bilateral photonics” tại Học viện KH&CN Ký Thỏa thuận hợp tác về Đào tạo tiến sĩ và Nghiên cứu khoa học giữa Học viện KH&CN với Trường Đại học PHENIKAA Lễ ký hợp đồng các đề tài Sau tiến Sĩ (Postdoc) năm 2019 Lễ trao bằng Thạc sĩ Đợt 1 năm 2020 Lễ trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2019 Ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Học Viện Khoa học và Công nghệ và Samsung Display Vietnam Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Ký Thỏa thuận hợp tác về Đào tạo Tiến sĩ và Nghiên cứu khoa học giữa Học Viện KHCN và Trường Đại học Duy Tân Lễ Trao bằng Tiến sĩ 2020 Đoàn công tác Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thăm và làm việc tại Đại học Quốc gia Lào
Thứ Năm, 11:16 16/11/2017

THÚC ĐẨY HỢP TÁC THƯƠNG MẠI HÓA CÔNG NGHỆ GIỮA CÁC NỀN KINH TẾ LÀ THÀNH VIÊN APEC

Ngày 12/11, tại Hà Nội, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hợp tác thương mại hóa công nghệ giữa các nền kinh tế là thành viên APEC, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.

Tham dự hội thảo có đại diện của một số nền kinh tế thành viên APEC như Australia, Singapore, Đài Loan, Indonesia, về phía Việt Nam có sự tham dự của đại diện của 16 sở khoa học và công nghệ các tỉnh thành phố, 8 viện nghiên cứu, trường đại học, trong đó bao gồm Học viện Khoa học và Công nghệ, cùng các tổ chức hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và đại diện của trên 30 đại diện startup, doanh nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm.

Hội thảo được tổ chức là cơ hội để các chuyên gia thảo luận, trao đổi kinh nghiệm của các nền kinh tế thành viên APEC, thiết lập nâng cao hiệu quả của hợp tác công tư để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ. Cụ thể, đã thảo luận những vấn đề như: Kinh nghiệm của Singapore trong xây dựng các chính sách thúc đẩy hợp tác thương mại hóa công nghệ, kết quả R&D gắn với thị trường; Giới thiệu dự án hợp tác giữa viện, trường, và doanh nghiệp của Bộ Khoa học và Công nghệ Đài Loan; Vai trò của kinh tế tư nhân trong thúc đẩy hoạt động thương mại hóa công nghệ, kết quả R&D từ khu vực nghiên cứu đến doanh nghiệp; Thực tiễn nghiên cứu, ứng dụng và thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam...

THÚC ĐẨY HỢP TÁC THƯƠNG MẠI HÓA CÔNG NGHỆ GIỮA CÁC NỀN KINH TẾ LÀ THÀNH VIÊN APEC

Trong những năm qua với tư cách là thành viên tích cực và là nước chủ nhà của APEC 2017, Việt Nam đã chủ động hội nhập kinh tế thế giới, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, việc tổ chức xúc tiến thương mại hóa công nghệ, hợp tác đầu tư để phát triển công nghệ, nhất là các công nghệ tiềm năng trong một số lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam với các đối tác ở các nền kinh tế thành viên APEC sẽ là giải pháp quan trọng để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ, tạo điều kiện để các nhà công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận, thu hút nguồn vốn đầu tư.

THÚC ĐẨY HỢP TÁC THƯƠNG MẠI HÓA CÔNG NGHỆ GIỮA CÁC NỀN KINH TẾ LÀ THÀNH VIÊN APEC

Thảo luận: Kinh nghiệm các nước thành viên Apec trong thúc đẩy hợp tác thương mại hóa công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và gợi ý bài học cho Việt Nam

Theo các chuyên gia, để thương mại hóa công nghệ hiệu quả cần phải có hành lang pháp lý cho thương mại hóa nghiên cứu, đứng trên quan điểm của cả nhà nghiên cứu và doanh nghiệp đưa ra một số mô hình mẫu để hợp tác giữa hai bên cùng có lợi; chú trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng; các nghiên cứu cần có sự phối hợp liên ngành; tăng cường hơn nữa cơ quan cầu nối trung gian giữa nghiên cứu và doanh nghiệp, bảo vệ được quyền lợi của nhà nghiên cứu. Đồng thời, cần phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong việc tiêu thụ các sản phẩm sáng tạo của các viện, trường. Ví dụ tại Đài Loan, Nhà nước chỉ đầu tư vốn mồi, còn khu vực tư nhân mới là lực lượng quan trọng đầu tư vào những sản phẩm mới, dịch vụ mới và những nghiên cứu mới...

Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế,

Học viện Khoa học và Công nghệ