Lượt truy cập 5.847.803
Xây dựng hệ thống phần mềm khai thác, phân tích và dự báo về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tên chủ nhiệm: GS.TS Vũ Đức Thi, Xếp loại: Trung bình, Thời gian thực hiện: 2011-2012
Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (gọi tắt là VSATTP) : ISO 22000, HACCP
- Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp quy nhà nước về kiểm soát VSATTP.
- Xây dựng Web portal thể hiện về hiện trạng ngộ độc thực phẩm và các phương pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm gắn với một hệ cơ sở dữ liệu về VSATTP gồm các dữ liệu liên quan đến:
+ Các dữ liệu tổng hợp về hoạt động giám sát phục vụ cho việc đánh giá nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
+ Các dữ liệu về các phương pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm và một số bệnh truyền qua thực phẩm.
+ Các dữ liệu tổng hợp trong đó chứa đựng các số liệu cơ bản về tình trạng ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân ngộ độc thực phẩm phục vụ việc khai thác phân tích rủi ro và dự báo xu hướng ngộ độc thực phẩm.
- Xây dựng hệ thống phần mềm GIS phân tích mối nguy hại, nguyên nhân và dự báo xu hướng ngộ độc thực phẩm.
Kết quả đạt được:
Về khoa học:
Đề tài đã xây dựng 7 tài liệu và báo cáo khoa học sau đây:
- Nghiên cứu Hệ thống tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO22000 và các vấn đề liên quan (26 trang)
- Nghiên cứu Hệ thống văn bản pháp quy về kiểm soát VSATTP đang ban hành (67 trang)
- Nghiên cứu các phương pháp lưu trữ dữ liệu không gian và địa lý trong các hệ thống GIS (24 trang)
- Công cụ phân tích, dự báo xu hướng ngộ độc thực phẩm (31 trang).
- Khảo sát quy trình tổ chức quản lý thông tin và biểu thị bản đồ liên quan đến giám sát ngộ độc thực phẩm trong VSATTP (31 trang).
- Thiết kế hệ thống phần mềm GIS về thể hiện mối nguy hại, nguyên nhân, dự báo xu hướng ngộ độc thực phẩm (31 trang).
- Quy trình hiển thị thông tin bản đồ với MapServer (24 trang).
Về ứng dụng:
Đề tài đã thực hiện:
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thiết lập hệ thống phần mềm và trang web hiển thị thông tin ATVSTP liên quan đến hiện trạng ngộ độc thực phẩm và một số bệnh truyền nhiễm liên quan thực phẩm, nguyên nhân, các biện pháp phòng chống.
- Thiết lập hệ thống phần mềm GIS về thể hiện mối nguy hại, nguyên nhân, dự báo xu hướng ngộ độc thực phẩm dựa trên thiết kế.
Những đóng góp mới:
Thiết kế hệ thống phần mềm GIS liên quan đến ngộ độc thực phẩm
- Xây dựng quy trình hiển thị thông tin bản đồ với MapServer
- Thiết lập hệ thống phầm mềm và trang web liên quan đến hiện trạng ngộ độc thực phẩm, một số bệnh truyền nhiễm, các biện pháp phòng chống và dự báo xu hướng ngộ độc thực phẩm.
Sản phẩm đề tài:
Các sản phẩm cụ thể: 07 tài liệu chuyên đề và hệ thống phần mềm, trang web
Địa chỉ ứng dụng:
Đề nghị áp dụng tại Trung tâm y tế dự phòng TP. HCM
- Nghiên cứu Phát triển Hệ thống báo nói tự động cho báo điện tử dựa trên nền tảng web và công nghệ tổng hợp tiếng nói (06/09/17)
- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng AR-LBS trên nền tảng điện toán đám mây ứng dụng trong giao thông, du lịch (28/08/17)
- Nghiên cứu công nghệ dữ liệu lớn và phát triển phần mềm phân tích hiệu năng cao cho doanh nghiệp (28/08/17)
- Hồi quy mờ theo hướng tiếp cận của đại số gia tử và ứng dụng giải bài toán đánh giá công tác quản lý và phát triển dân số (26/08/17)
- Nghiên cứu, phát triển các phương pháp phân tích cấu trúc và nhận dạng văn bản trong bài toán nhập liệu tự động (25/08/17)
- Xây dựng đồ thị tái tổ hợp di truyền cho dữ liệu lớn trên toàn hệ gen (24/08/17)
- Nghiên cứu các phương pháp khai phá dữ liệu trên cơ sở xử lý giá trị ngôn ngữ theo tiếp cận của Đại số gia tử (18/08/17)
- Thiết kế và xây dựng hệ thống kiểm soát vào/ra dựa trên kỹ thuật phát hiện và nhận dạng mặt người (17/08/17)
- Phát triển phần mềm xử lý ảnh viễn thám trên nền phần mềm GRASS (16/08/17)
- Nghiên cứu, phát triển hệ thống mô phỏng các bộ phận chính của cơ thể con người phục vụ cho việc giảng dạy và tra cứu. (15/08/17)
- Nghiên cứu, thiết kế và phát triển các tính năng phỏng “thị giác” và “thính giác” tiếng Việt cho robot thông minh tương tác bằng hệ phát triển Microsoft Robotics Studio (14/08/17)