Thứ Tư, 27/11/2024

Đón tiếp phái đoàn từ liên hiệp các trường đại học thuộc dự án MINERAL – ERASMUS + Đoàn công tác của Học viện Khoa học và Công nghệ thăm và làm việc tại Đại học Osaka, Nhật bản Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Quang tử hai chiều - Bilateral photonics” tại Học viện KH&CN Ký Thỏa thuận hợp tác về Đào tạo tiến sĩ và Nghiên cứu khoa học giữa Học viện KH&CN với Trường Đại học PHENIKAA Lễ ký hợp đồng các đề tài Sau tiến Sĩ (Postdoc) năm 2019 Lễ trao bằng Thạc sĩ Đợt 1 năm 2020 Lễ trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2019 Ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Học Viện Khoa học và Công nghệ và Samsung Display Vietnam Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Ký Thỏa thuận hợp tác về Đào tạo Tiến sĩ và Nghiên cứu khoa học giữa Học Viện KHCN và Trường Đại học Duy Tân Lễ Trao bằng Tiến sĩ 2020 Đoàn công tác Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thăm và làm việc tại Đại học Quốc gia Lào
Thứ Hai, 16:18 17/09/2018

Hội thảo “Kinh nghiệm về triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ”

Ngày 17/9/2018 Học viện Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Khoa học vật liệu và Trung tâm Phát triển công nghệ cao tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ”. GS. Phan Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ đã tham dự và chủ trì Hội thảo. Đây là một hoạt động thực tiễn, phù hợp với Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 18/5/2016. Đề án này thể hiện tầm quan trọng của sáng tạo khởi nghiệp đang được Chính phủ quan tâm và chú trọng.

Hội thảo “Kinh nghiệm về triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ”

GS. Phan Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học và Công nghê phát biểu khai mạc

Mục tiêu của Hội thảo là trao đổi và chia sẻ với các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng trong nước và trên thế giới, đã có những thành công trong thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Hội thảo đã thu hút được hơn 90 học viên, nghiên cứu sinh của Học Viện Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học của gần 20 đơn vị trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hội thảo có các báo cáo của 4 diễn giả trong và ngoài nước:

GS.Nguyễn Sơn Bình (Đại học Northwestern), một trong năm nhà khoa học gốc Việt có tầm ảnh hưởng nhất thế giới do Thomson Reuters công bố năm 2017, người có nhiều công trình khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín và có trên 30 bằng sáng chế và nhiều nghiên cứu đã được triển khai thành sản phẩm thương mại đã chia sẻ về động lực và kinh nghiệm về những thành tích đã đạt được. Đặc biệt GS. Bình đã trình bày một số ví dụ về thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu và cơ hội của các nhà Khoa học Việt Nam gia nhập thế giới trong lĩnh vực triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Hội thảo “Kinh nghiệm về triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ”

GS.TS. Nguyễn Sơn Bình trao đổi tại hội thảo

Cũng trong Hội thảo, TS. Hà Phương Thư (Viện Khoa học vật liệu, Giảng viên Học viện Khoa học và Công nghệ) đã chia sẻ về kinh nghiệm hỗ trợ hoạt động thương mại hóa các sản phẩm nano tại Viện Khoa học vật liệu. Đây là một trong những nghiên cứu và ứng dụng triển khai của TS. Thư đã có nhiều thành công trong nghiên cứu chế tạo loại thuốc hỗ trợ điều trị ung thư đã được thương mại hóa trên thị trường và đã được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017. TS. Thư cũng đã nhận được Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam vì những đóng góp trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, và là một trong hai nhà khoa học tiêu biểu của Việt Nam nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật năm 2017.

Hội thảo cũng đã trao đổi về quyền sở hữu trí tuệ do PGS. TS. Phạm Văn Hội (Viện Khoa học vật liệu, giảng viên Học viện Khoa học và Công nghệ, là tác giả của 05 bằng độc quyền năm 2017 và 2018) và TS. Phạm Mạnh Hào (Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, giảng viên Học viện Khoa học và Công nghệ), là người có gần 20 năm gắn bó với lĩnh vực thẩm định sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ và có nhiều năm làm công tác quản lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trình bầy. Đây là những nhà khoa học có nhiều thành công trong và kinh nghiệm về sở hữu trí tuệ.

Hội thảo này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà khoa học, nghiên cứu sinh và các học viên cao học, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, cũng như đẩy mạnh kết quả triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tế, và tạo nền tảng tốt cho quá trình phát triển nghiên cứu khoa học lâu dài cho cán bộ nghiên cứu.

Tại Hội thảo các đại biểu tham dự đã trao đổi nhiều khía cạnh liên quan đến mô hình triển khai ở Mỹ, cách áp dụng ở Việt Nam, nhiều chia sẻ liên quan đến những vướng mắc trong triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, những kinh nghiệm về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ.

Hội thảo cũng là một trong những hoạt động quan trọng trong mô hình liên kết giảng dạy - nghiên cứu khoa học - sáng chế và hỗ trợ khởi nghiệp tại Học viện Khoa học và Công nghệ. Với tính chất đặc thù của Học Viện, đây là mô hình thuận lợi, tạo điều kiện cho các học viên, các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà công nghệ được tạo điều kiện về định hướng sản phẩm công nghệ, không gian làm việc, hệ thống trang thiết bị cần thiết để chế tạo thử nghiệm. Mô hình này sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao vững về lý thuyết lẫn thực hành; có kiến thức chuyên sâu cũng như kiến thức đa ngành.

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:

Hội thảo “Kinh nghiệm về triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ”

Hội thảo “Kinh nghiệm về triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ”

Hội thảo “Kinh nghiệm về triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ”

Hội thảo “Kinh nghiệm về triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ”

Nguồn tin: Bộ phận truyền thông Học viện Khoa học và Công nghệ