Lượt truy cập 5.759.542
Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ hỗ trợ Sau tiến sĩ giai đoạn 2017-2019
Học viện Khoa học và công nghệ (Học viện) tổ chức nghiệm thu cho 2 nhiệm vụ hỗ trợ Sau tiến sĩ đầu tiên giai đoạn 2017-2019 thuộc ”Chương trình Sau tiến sĩ tạo nguồn lực khoa học công nghệ cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”.
Sau hai năm thực hiện Chương trình Sau tiến sĩ tạo nguồn lực khoa học công nghệ cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện đã tổ chức nghiệm thu thành công 02 nhiệm vụ hỗ trợ Sau tiến sĩ đầu tiên thuộc Chương trình.
GS.TS Phan Ngọc Minh – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu
Hai nhiệm vụ được nghiệm thu thuộc lĩnh vực Công nghệ Sinh học và Công nghệ Môi trường, gồm:
1. Nhiệm vụ: Nghiên cứu sự biểu hiện của gene CYP1B1 ở người nhiễm dioxin tại Việt Nam; Mã số: GUST.STS.NV2017-SH01; Thời gian 2017 - 2019
Chủ nhiệm: TS. Hoàng Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn: PGS.TS. Chu Hoàng Hà; TS. Nguyễn Trung Nam
Đơn vị phối hợp: Viện Công nghệ Sinh học
2. Nhiệm vụ: Đánh giá nguy cơ gây phú dưỡng nước nuôi trồng thủy sản vùng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; Mã số: GUST.STS.NV2017-ST01; Thời gian 2017 - 2019
Chủ nhiệm: TS. Lê Như Đa
Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Phương Quỳnh
Đơn vị phối hợp: Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên
Hai nhiệm vụ hỗ trợ Sau tiến sĩ của TS. Hoàng Thị Thu Hằng và TS. Lê Như Đa đã được Hội đồng gồm các nhà khoa học chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành và các nhà quản lý trực tiếp quản lý việc triển khai nhiệm vụ đánh giá rất cao các kết quả đạt được, cả hai nhiệm vụ đều đạt xuất sắc (> 85 điểm).
TS. Hoàng Thị Thu Hằng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
TS. Hoàng Thị Thu Hằng là một nhà khoa học nữ trẻ, tốt nghiệp Tiến sĩ ở Đức trong lĩnh vực sinh học phân tử. Nhiệm vụ Sau tiến sĩ là nhiệm vụ khoa học đầu tiên mà TS. Hoàng Thị Thu Hằng làm chủ nhiệm. Đây là nhiệm vụ khoa học được Hội đồng đánh giá cao về tác động của nó đến sự phát triển nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực sinh học phân tử góp phần nâng cao hiểu biết về cơ chế tiếp nhận và chuyển hóa dioxin ở những nạn nhân phơi nhiễm dioxin tại Việt Nam. Kết quả của nhiệm vụ được công bố trong 02 công trình trên tạp chí và Hội nghị chuyên ngành, hỗ trợ đào tạo thành công 01 học viên cao học. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Sau tiến sĩ, do thể hiện được năng lực nghiên cứu và tổ chức nhóm nghiên cứu tốt, TS. Hoàng Thị Thu Hằng đã được Lãnh đạo Viện Công nghệ Sinh học tin tưởng, tuyển dụng vào biên chế của viện từ năm 2018. Hiện nay, với kết quả xuất sắc đạt được sau khi thực hiện thành công nhiệm vụ Sau tiến sĩ, TS. Hoàng Thị Thu Hằng đang tiếp tục phát huy năng lực của mình bằng các nghiên cứu chuyên sâu hơn thông qua các đề tài trẻ của viện Công nghệ Sinh học cũng như tham gia các đề tài khoa học cơ bản cấp Viện Hàn lâm KHCNVN và Bộ Khoa học & Công nghệ.
TS. Lê Như Đa báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Ngay sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Hóa học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2016, TS. Lê Như Đa chuyển tới Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên công tác và được tuyển chọn làm chủ nhiệm nhiệm vụ Sau tiến sĩ từ năm 2017 – 2019, do Học viện Khoa học Công nghệ chủ trì. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, cùng với sự giúp đỡ của người hướng dẫn TS. Lê Thị Phương Quỳnh, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên và Học viện Khoa học và Công nghệ, TS. Lê Như Đa được tiếp cận và hỗ trợ của các phòng thí nghiệm trọng điểm ở nước ngoài để phân tích mẫu nước nhằm phục vụ mục tiêu của nhiệm vụ. Chính sự phối hợp hiệu quả này đã tạo ra những kết quả rất tốt của nhiệm vụ Sau tiến sĩ, Chủ nhiệm nhiệm vụ đã công bố vượt trội 04 công trình công bố và đào tạo thành công 02 sinh viên tốt nghiệp đại học so với sản phẩm đăng ký tại Thuyết minh được phê duyệt. Với thành tích công bố xuất sắc, TS. Lê Như Đa sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học khác trong thời gian tới.
Đúng như GS.TS. Phan Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN, Chủ nhiệm Chương trình Postdoc mong muốn “Việc thực hiện những đề tài/nhiệm vụ Sau tiến sĩ tại các Viện chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN sẽ tạo cơ hội cho các nhà khoa học trẻ có trình độ Tiến sĩ phát huy tối đa năng lực của mình trong nghiên cứu và đào tạo tại những cơ sở nghiên cứu đầu ngành về khoa học tự nhiên và công nghệ”. Đây thực sự là một Chương trình rất có ý nghĩa, không những tạo động lực nghiên cứu cho các nhà khoa học trẻ trên khắp cả nước, nâng cao năng lực công bố quốc tế, Chương trình còn tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cao cho Viện Hàn lâm KHCNVN, thông qua Chương trình, nhiều cá nhân chủ nhiệm đã xuất sắc được tuyển chọn vào biên chế của các Viện chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.
Một số hình ảnh tại các Hội đồng nghiệm thu:
Nguồn: Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Trường (19/11/24)
- Hội thảo khoa học “Công nghệ và vật liệu tiên tiến ứng dụng xử lý môi trường và tiết kiệm năng lượng”. (18/11/24)
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Học viện Khoa học và Công nghệ và Trường Đại học Thông tin và Vô tuyến điện tử - Đại học Quốc gia Belarus (27/09/24)
- Giải quần vợt GUST OPEN 2024 thành công tốt đẹp (16/09/24)
- Lễ Trao bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ đợt 1 năm 2024 (28/06/24)
- Lễ Công bố và Trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ (13/06/24)
- Lễ trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Học viện KH&CN, Lễ vinh danh các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học năm 2018, Lễ công bố cá nhân chủ nhiệm đề tài sau Tiến sĩ (Postdoc) năm 2019 và Lễ trao bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ đợt I năm 2019 (17/06/19)
- Lễ công bố và ký hợp đồng các đề tài Sau tiến Sĩ (Postdoc) năm 2019 (15/06/19)
- Lễ vinh danh các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học năm 2018 (15/06/19)
- Ký Thỏa thuận hợp tác về Đào tạo tiến sĩ và Nghiên cứu khoa học giữa Học viện Khoa học và Công nghệ với Trường Đại học PHENIKAA (20/05/19)
- Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Quang tử hai chiều - Bilateral photonics” (27/03/19)